New topics
Most Viewed Topics
Phỏng vấn APS ngành Kinh Tế, Quản Trị Kinh Doanh
Page 1 of 1
Phỏng vấn APS ngành Kinh Tế, Quản Trị Kinh Doanh
CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ PHỎNG VẤN APS . Đây là kinh nghiệm thực tế của mình cho kỳ thi APS tháng 5/2012 vừa rồi.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký
Trước tiên thí sinh cần phải vào website của ĐSQ Đức để tìm hiểu xem trường ĐH của mình có nằm trong danh sách Anabin của Đức không ( có thể tham khảo ở website của ĐSQ Đức. Nếu trường có trong danh sách được chấp thuận thì thí sinh cần phải chuẩn bị chứng chỉ IELTS hoặc TOFFLE ( đối với IETLS từ 5 trở lên là được còn TOFFLE thì chắc tương ứng với điểm IELTS là được). Trong trường hợp thí sinh chưa có 2 chứng chỉ trên thì cần phải có chứng chỉ học tiếng Anh ở trường ĐH của mình hoặc ở Trung tâm nào đó áng chừng hơn 1000 tiết học tiếng Anh, riêng với chứng chỉ loại này thì thí sinh cần viết thêm một đơn gửi phòng APS nêu rõ quá trình học tập tiếng Anh của mình để họ thấy thí sinh có đủ khả năng đáp ứng cho buổi pv.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi hồ sơ đã đáp ứng được những tiêu chí như trên thì chúng ta bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ. Hồ sơ gồm có: mẫu đơn đăng ký pv APS ( mẫu này có trên Website của ĐSQ Đức)
- Lệ phí ( hình như USD 110 + 50k VND phí ck, mình k nhớ rõ lắm vì thi từ hồi tháng 5/2012)
- Kèm theo chứng chỉ tiếng Anh + bằng tốt nghiệp ĐH, bảng điểm ( bản công chứng và bản này cũng đã phải được dịch thuật ra tiếng Anh rồi)
Giờ tiến hành nộp hồ sơ thôi: có 2 cách ( một là gửi hồ sơ qua đường bưu điện, hai là gửi online qua mạng) miễn là hồ sơ gửi đi thì các bạn thí sinh phải chắc chắn rằng mình đã ra ngân hàng làm thủ tục chuyển khoản lệ phí thi vào tk của ĐSQ Đức và scan hoặc photo tờ chuyển khoản đó kèm theo hồ sơ ( trong tờ chuyển khoản ghi rõ ở phần mục đích ck là nộp lệ phí thi APS cho thí sinh tên là Trần Văn A, Nguyễn Thị B gì đó nhớ là phải ghi đầy đủ họ tên)
Bước 3: Xác nhận hồ sơ thi được chấp nhận
Khoảng 2 tuần sau kể từ khi gửi hồ sơ, bạn sẽ nhận được email của Ms Hương Giang bên bộ phận APS gửi email xác nhận hồ sơ của của bạn đã được chấp thuận hay không. Nếu được chấp thuận thì trong email ghi rõ thời gian và địa điểm thi của bạn. Bạn cần phải reply lại để confirm mình đã nhận được email. Có gì chưa hiểu rõ có thể điện thoại hoặc email lại cho Ms Giang để hỏi. Bạn ấy trả lời khá nhanh.
Bước 4: Ôn thi
Thật ra nói là bước 4 chứ ngay sau khi xác định thi APS thì các bạn đã cần phải làm bước này rồi. Đừng chủ quan là mình học chuyên ngành Kinh tế thì chỉ cần ôn mấy câu liên quan tới chuyên ngành hoặc học QTKD thì ôn các môn trong phạm vi đó. Nếu để ý các kỳ thi APS trong vòng 2 năm trở lại đây, các bạn sẽ thấy có những câu hỏi dành cho sv khoa Thương mại lại không hề liên quan tới chuyên ngành, thậm chí câu hỏi có thể là Soạn thảo văn bản trong Word gồm những bước gì, thế nào Words, Powerpoint…Chính vì vậy mình strongly recommend các bạn là: những môn học nào nằm trong bảng điểm của các bạn thì nên học hết ( ngoại trừ môn Lịch sử Đảng và Tư tưởng HCM). Nghe nói thế thì khá nhiều bạn đã choáng và hỏi mình là học sao hết, thật ra kỳ thi này chỉ là pv nên họ cũng không hỏi sâu như khi chúng mình học trong trường. Vì vậy mỗi môn các bạn chỉ cần lược ra ý chính, dài nhất thì cũng chỉ khoảng 1 trang A4 thôi, như vậy thì tổng cộng chỉ có khoảng 35 trang ( đấy là theo trường mình có 35 môn trong bảng điểm còn các trường khác mình không rõ, nhưng chắc chắn cũng chỉ khoảng tầm đó thôi)
Bước 5. Đi thi
Đến ngày thi, bạn chỉ cần mang theo hộ chiếu hoặc CMT và bút bi hoặc bút mực là được vì khi vào phòng thi họ sẽ cấp cho bạn giấy và từ điển.
Các bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý khi vào phòng thi: có rất nhiều bạn hay hỏi mình tiếng Anh của người Đức hơi khác và khó nghe hơn tiếng Anh của người Anh và người Úc. Tất nhiên là khác nhưng theo mình thấy không khó nghe đâu vì công ty mình có khá nhiều đối tác là công ty của Đức, mình thấy họ nói tiếng Anh khá ổn. Thêm nữa quy định ở Đức và nhiều nước châu Âu khác là học xong cao học dù bằng tiếng bản xứ thì sinh viên vẫn phải đảm bảo IELTS từ 6 trở lên. Huống chi giám khảo toàn là các Tiến sỹ, Giáo sư.Vì vậy các bạn yên tâm chém thoải mái kể các những thuật ngữ chuyên ngành lẫn những từ vựng thuộc dạng Academic.
Đầu tiên thí sinh sẽ được gọi vào phòng, một vị Giám khảo sẽ phát tờ câu hỏi. Có thể có từ 3-5 câu không cố định. Bạn sẽ được ở một mình trong phòng trong vòng 15 phút để làm bài, được phép sử dụng từ điển. Nhưng theo kinh nghiệm của cá nhân mình thì thật sự không có thời gian dành cho việc tra cứu từ điển đâu. Nếu chưa làm bài xong mà Giám khảo đã vào thu bài thì bạn cũng đừng run vì bạn được quyền bổ sung thêm phần trả lời khi phỏng vấn trực tiếp.
Mỗi phòng pv sẽ có 2 Giám khảo, một người hỏi còn một người ghi. Vì vậy đừng run khi thấy một vị Giám khảo chẳng thèm nói năng gì chỉ lạnh lùng ghi chép. Một vị Giám khảo sẽ đọc bài làm của bạn và những câu hỏi chủ yếu sẽ xoay quanh những câu hỏi mà bạn đã làm. Thậm chí trong phần làm bài bạn có nhầm lẫn thì ở phần trả lời bạn có thể điều chỉnh vì phần trả lời của bạn được ghi lại ở phần này mới là phần bạn được tính điểm. Bạn có khoảng 10 phút để trả lời về các câu hỏi, ngoài ra khoảng 5 phút sau, Giám khảo có thể hỏi bạn một số câu không liên quan đến kiến thức như kiểu: Bạn đang làm gì, công ty bạn chuyên về ngành gì, tại sao bạn lại chọn Đức mà không phải là nước khác để du học, bạn đã lựa chọn trường nào chưa, học phí đi du học là do bạn tự chi trả hay là công ty bạn tài trợ, bạn có thân nhân bên Đức không ( riêng với câu này mình thấy mọi người rất hay được hỏi và lời khuyên cho câu trả lời nên là không dù bạn có thân nhân bên đó).
Sau khoảng 15 phút phỏng vấn, Giám khảo sẽ nói cảm ơn bạn và báo với bạn là khoảng 1 tuần sau bạn sẽ nhận được kết quả. Tuy nhiên, chỉ ngày hôm sau ( nếu bạn không thi vào thứ 7 cuối tuần) là bạn sẽ nhận được điện thoại của bên chuyển phát nhanh thông báo là bạn đã đỗvà qua lấy kết quả. Thật ra bên CPN này sẽ phải phát đến địa chỉ bạn đã đăng ký nhận kết quả, nhưng họ biết là chẳng ai không sốt ruột chờ kết quả, vì thế với những ai đỗ là họ sẽ gọi điện thông báo thế là ai cũng 3 chân 4 cẳng đến lấy chứng chỉ. Họ vừa không tốn thời gian đi phát thư mà thí sinh cũng vui vì biết kết quả sớm. Còn những ai trượt thì họ sẽ đi phát mà không dám gọi điện thoại. Họ có thể phân biệt được ai đỗ, ai trượt vì những người đỗ sẽ nhận được 10 tờ Certificate khổ A4, nên phong bì sẽ là loại A4, còn những ai trượt thì chỉ có một tờ giấy thông báo tin buồn nên là loại phong bì A5.
Về thứ hạng đỗ thì mình thấy mọi người nói là có 4 loai: loại đỗ vớt, loại trung bình, loại khá và loại Giỏi. Thứ hạng APS cũng là một yếu tố để trường xét tuyển.
Đến đây là chấm dứt quy trình thi APS, các bạn chỉ còn làm các thủ tục xin thư mời từ trường nữa thôi. Chúc các bạn thi tốt nhé

» Phỏng vấn APS ngành Cơ Khí
» 5 lý do dể bắt dầu kinh doanh tại Dức
» Visa khi bắt dầu kinh doanh tại Dức
» Du học Dức - Trường Kinh doanh EU (EU)
» Động từ tiếng Dức chủ dề kinh doanh
» 5 lý do dể bắt dầu kinh doanh tại Dức
» Visa khi bắt dầu kinh doanh tại Dức
» Du học Dức - Trường Kinh doanh EU (EU)
» Động từ tiếng Dức chủ dề kinh doanh
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
|
|
» Du học Mỹ: Đăng ký thi ELTiS miễn phí – nhận cơ hội học bổng toàn phần Giao lưu văn hóa Mỹ 2021
» Du học Đức miễn phí: Những điều bạn cần biết
» 10 ĐIỀU CHỈ NHỮNG AI ĐÃ TỪNG SỐNG Ở ĐỨC MỚI CÓ THỂ HIỂU
» Học tiếng Dức cho người mới bắt Dầu
» Diều kiện du học Dức năm 2020
» Du học Dức
» 8 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN HỌC TIẾNG DỨC 1 CÁCH HIỆU QUẢ
» 4 QUY TẮC VỀ CÁCH SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU TIẾNG DỨC