SATZGIEDER – CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU TRONG TIẾNG DỨC
Du Học Đức
Du Học Đức
New topics
Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of Du Học Đức on your social bookmarking website

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 



SATZGIEDER – CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU TRONG TIẾNG DỨC

Go down

SATZGIEDER – CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU TRONG TIẾNG DỨC Empty SATZGIEDER – CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU TRONG TIẾNG DỨC

Post by Admin Thu May 23, 2019 11:31 am

SATZGIEDER – CÁC THÀNH PHẦN TRONG CÂU


Satzglieder / Satzteile: Các thành phần của câu tiếng Đức


S -– P -– O –- A (chủ ngữ – vị ngữ – tân ngữ – trạng ngữ)


Một câu tiếng Đức đơn giản phải có ít nhất là một Prädikat (vị ngữ) và một Subjekt(chủ từ) để có đầy đủ ý nghĩa: S – P

  • - Es regnet.
  • - Der Lehrer lacht.
  • - Die Sonne scheint.
  • - Das Huhn legt. (con gà đẻ trứng)
  • - Sie sind fröhlich.



Prädikat là phần tử quan trọng nhất trong câu, vì thiếu Prädikat thì câu sẽ trở thành vô nghĩa. Vị trí nhất thiết của Vị ngữ là vị trí số 2. Subjekt đôi lúc bị dấu mặt khi chúng ta dùng mệnh lệnh cách:

  • - Lauf! (bạn chạy đi) Geht weg! (bọn bây cút, biến)



Das Subjekt (chủ ngữ) luôn luôn là một danh từ, đại từ, tên riêng hay một từ loại khác đã được danh từ hóa (das Essen, das Leben, das Schönste, das Hin- und Her…).
Subjekt phải đứng ở Nominativ (cách 1 = chủ cách)
Muốn tìm ra chủ từ, chúng ta phải hỏi bằng Wer? (người) hay Was? (vật)



  •  Er hat mich gestern besucht. /Wer hat dich gestern besucht?
  •  Gestern hat Peter den Lehrer besucht. /Wer hat den Lehrer besucht?
  •  Man hat den Einbrecher verhaftet. /Wer hat den Einbrecher verhaftet?
  •  Dort ist ein Unfall passiert. /Was ist dort passiert?
  •  Schon letzte Woche hat sich die Lage deutlich verbessert. /Was hat sich deutlich verbessert?
  •  Es regnete das ganze Wochenende.



Das Prädikat (vị ngữ) thường được thành lập bằng động từ (Verben) và có thể có


1- Một phần tử (xem ví dụ 1 ở trên)
2- Nhiều phần tử tùy theo chúng ta sử dụng những động từ đó trong câu:

  • a. ở “thì” nào (Perfekt, Präteritum, Plusquamperfekt, Futur) (xem ví dụ 2)
  • b. ở thể dạng nào: Passiv (thể bị động) hay Aktiv (thể chủ động) (xem ví dụ 3).
  • c. Ngoài ra còn có nhóm động từ tách rời (xem ví dụ 4), khi chia chúng ta sẽ đẩy phần tách rời (đầu tố) vào cuối câu.
  • d. động từ phản thân (xem ví dụ 5)
  • e. động từ đi với giới từ (xem ví dụ 6)




  •  Er kauft Kuchen. (1)
  •  Du wirst Kuchen kaufen. (2)
  •  Du hast Kuchen gekauft. (2)
  •  Der Kuchen wird jetzt gegessen. (3)
  •  Der Kuchen ist schon gegessen worden. (3)
  •  Wir fahren morgen um 7 Uhr ab. (4)
  •  Ich habe mich operieren lassen müssen. (5)
  •  Er wäscht sich. (5)
  •  Ich warte auf ihn. (6)



3- Dạng ngắn không chủ từ trong mệnh lệnh cách:

  • - Komm! (chủ từ là ‘du’ -> bạn hãy tới đi)
  • - Lauft! (các bạn chạy đi)



Một câu tiếng Đức nới rộng sẽ có ít nhất là một Prädikat (vị ngữ) và một Subjekt (chủ từ) thêm vào đó do ảnh hưởng của vị ngữ/động từ chúng ta có thể có thêm Objekte (tân ngữ) và Angaben (trạng ngữ): S –- P – O – A – – Các thành phần như Subjekt, Objekt và Angabe đều tùy thuộc vào vị ngữ/động từ sử dụng trong câu:
nhiều động từ đòi một Objekt ở cách 1, cách 2 (O2), cách 3 (O3) hay cách 4 (O4) và cũng có thể đòi một Objekt sau một giới từ (PO). Những danh sách của các động từ chúng ta phải học thuộc lòng. Ví dụ: sehen A, danken D, denken an A, beschuldigen A+G, sich bedanken bei D für A….


Das Objekt (tân ngữ) là một từ bổ túc cần thiết bắt buộc (obligatorisch) của một số động từ được sử dụng trong câu. Tổng kết chúng ta có 4 loại Objekt và một Adverbiale .
Muốn tìm ra tân ngữ chúng ta phải đặt câu hỏi


Akkusativobjekt hay O4 (tân ngữ trực tiếp) Wen? hay Was?

  •  Du kaufst einen Kuchen. bạn mua bánh /Was kaufe ich?
  •  Ich besuche ihn. tôi thăm anh ấy /Wen besuchst du?
  •  Dativobjekt hay O3 (tân ngữ gián tiếp) Wem?
  •  Du hilfst mir. bạn giúp tôi /Wem helfe ich?
  •  Er hört diesem Mann zu. anh ta lắng nghe người này /Wem hört er zu?

Genitivobjekt hay O2 (tân ngữ sở hữu) Wessen?

  •  Ich bedarf deines Rates. /Wessen bedarfst du?
  •  Man verdächtigt ihn des Diebstahls. /Wessen verdächtigt man ihn?

Präpositionalobjekt hay PO (giới tân ngữ) An wem? Woran?

  •  Du wartest auf mich. /Auf wen warte ich?
  •  Er spricht mit mir über diesen Plan. /Worüber spricht er mit dir?

Adverbiale (tân ngữ chỉ thời gian, số lượng, cách thức) Wie lange? Wie?

  •  Die Fahrt dauert drei Stunden. /Wie lange dauert die Fahrt?
  •  Die Leute schienen freundlich. /Wie schienen die Leute?
  •  Er hat 5 Kilos abgenommen. /Wie viel Kilo hat er abgenommen?
  •  Der Eintritt kostet 10€. /Wie viel kostet der Eintritt?



Die Angaben (trạng ngữ) là những từ bổ sung thêm (fakultativ=không nhất thiết) nói về trạng thái hay tình trạng việc xảy ra, phần đông chúng không quan trọng trong câu viết hay nói. Một câu không có Angaben vẫn có nghĩa và hiểu được.
Angaben được chia thành 4 nhóm chính: Te Ka Mo Lo
viết tắt của Temporal- (thời gian), Kausal- (nguyên nhân), Modal- (cách thức), Lokal-Angaben (nơi chốn). Vấn đề quan trọng là không được lầm lộn präpositionale Objekte với Angaben. Chúng nhìn rất giống nhau nhưng Angaben trong câu có thể bỏ được, ngược lại präpositionale Objekte thì không. Ví dụ:
PräpositionalObjekt – Ich rechne fest mit deiner Hilfe. (womit? Tôi dự tính với sự giúp đỡ của bạn)
Angabe – Er fährt mit großer Vorsicht. (wie? – anh ta lái rất cẩn thận)


Muốn tìm ra những Angaben (trạng ngữ) chúng ta phải đặt những câu hỏi

  • Wann? Warum? Wie? Wo/Wohin?
  • temporal: Du besuchst mich am Nachmittag. (wann?)
  • kausal: Er schweigt aus Angst. (warum?)
  • modal: Sie tanzen gern. (wie?)
  • lokal: Ihr arbeitet in einem Kleinbetrieb. (wo?)



Attribute (thuộc ngữ) không phải là một thành phần của câu vì chúng chỉ dùng để bổ xung riêng các danh từ trong chủ ngữ, tân ngữ hay trạng ngữ mà thôi. Chúng không đụng chạm gì với vị ngữ nên không bị chi phối bởi vị ngữ/động từ.
Muốn hỏi về Attribut chúng ta phải dùng những từ nghi vấn: was für ein? hoặc welch?
Attribut có những dạng như sau

  • 1. Genitiv: Wir erreichten den Gipfel des Berges. /Welchen Gipfel erreichen wir?
  • 2. Adjektiv: Man servierte Frühstück mit frischem Orangensaft. /Mit was für Orangensaft servierte man Frühstück?
  • 3. Partizip: Wir bekommen frisch gepressten Orangensaft. /Was für Orangensaft bekommen wir?
  • 4. Adverb: Das Haus dort gehört meinem Vater. /Welches Haus gehört deinem Vater?
  • 5. Präposition: Wo sind die Schlüssel für den Wagen.
  • 6. Apposition: Ich kenne Karl, ihren Freund, leider noch nicht.
  • 7. Relativsatz: Das ist ein Problem , das wir lösen müssen. /Was für ein Problem ist das?
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 282
Points : 849
Join date : 2019-05-07
Age : 32
Đến từ : VIỆT NAM

https://duhocduc.forumvi.com

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum